Khi không có nhu cầu sử dụng, người dùng thường đóng tài khoản Agribank để tránh bị tính phí hàng tháng. Vậy, cách đóng tài khoản Agribank như thế nào?
Agribank được biết đến là ngân hàng uy tín, có mạng lưới phủ sóng lớn nhất hiện nay. Do đó, các sản phẩm, dịch vụ tại ngân hàng này luôn được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, do không có nhu cầu nên nhiều khách hàng muốn đóng tài khoản Agribank.
Để biết cách đóng tài khoản Agribank mới nhất, các bạn hãy cùng AZ Ngân Hàng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Nội Dung Chính
Đóng tài khoản Agribank là gì?
Đóng tài khoản Agribank là quá trình kết thúc hoạt động của một tài khoản ngân hàng. Bạn sẽ không còn quyền truy cập vào tài khoản của mình nữa. Số tiền còn lại trong tài khoản sẽ được chuyển tới một tài khoản khác hoặc trả lại cho khách hàng.
Trong quá trình đóng tài khoản, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng tới trực tiếp hoặc gửi yêu cầu qua điện thoại, email. Khách hàng cần xác nhận các thông tin liên quan tới tài khoản bao gồm số dư hiện tại, các giao dịch chưa hoàn tất…
Đóng tài khoản ngân hàng Agribank khi nào?
Có rất nhiều lý do dẫn đến việc đóng tài khoản Agribank, thông thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Khách hàng không còn nhu cầu sử dụng tài khoản ngân hàng Agribank nữa nên đóng tài khoản để không phải thanh toán phí duy trì hàng tháng.
- Mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ, chủ sở hữu tiến hành khóa hoặc hủy thẻ để tránh tình trạng bị chiếm đoạt tài sản..
- Khách hàng không có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Agribank và muốn đổi sang sử dụng dịch vụ tại ngân hàng khác. Hủy tài khoản Agribank để không mất phí hàng tháng.
- Thẻ ATM hết hạn, khách hàng có thể hủy thẻ ATM hoặc hủy tài khoản. Trường hợp muốn sử dụng tiếp, khách hàng cần tới ngân hàng để đăng kí lại tài khoản và thẻ ATM mới.
Phân biệt đóng tài khoản và khóa tài khoản Agribank
Có không ít người bị nhầm lẫn giữa đóng tài khoản và khóa tài khoản. Thực chất, 2 hành động này hoàn toàn khác nhau.
- Đóng/Xóa/Hủy tài khoản Agribank: Bạn sẽ xóa tài khoản vĩnh viễn trên hệ thống của ngân hàng. Bạn sẽ không sử dụng được bất cứ dịch vụ nào của ngân hàng Agribank. Khi muốn sử dụng lại, bạn phải tới ngân hàng để mở tài khoản mới.
- Khóa tài khoản ngân hàng: Bạn chỉ khóa tạm thời tài khoản khi không có nhu cầu sử dụng hoặc nghi ngờ tài khoản bị lộ thông tin. Việc khóa tài khoản sẽ giúp bạn tránh được rủi ro. Để sử dụng tài khoản, bạn chỉ cần mở ra là có thể dùng bình thường.
Điều kiện để hủy tài khoản ngân hàng Agribank
Hầu hết các ngân hàng đều không đưa ra điều kiện gì khi hủy tài khoản ngân hàng trả trước. Tuy nhiên, với tài khoản ngân hàng trả sau, khách hàng phải thực hiện thanh toán mọi chi phí của thẻ thì mới tiến hành hủy được.
Do tài khoản ngân hàng trả sau khách hàng sẽ được chi tiêu trước trả tiền sau nên thường có dư nợ thẻ tín dụng, phí duy trì dịch vụ… Thời hạn trả tiền thường vào cuối tháng, vì thế khách hàng hãy thanh toán mọi chi phí theo quy định để có thể hủy tài khoản.
Hướng dẫn cách đóng tài khoản Agribank mới nhất
Đối với tài khoản ngân hàng Agribank, khách hàng có thể xóa tài khoản bằng những cách sau:
Hủy tài khoản Agribank trên điện thoại
Để hủy tài khoản Agribank trên điện thoại, khách hàng sẽ thực hiện trên Internet Banking và Mobile Banking. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống Internet Banking hoặc Mobile Banking.
Bước 2: Tại giao diện của màn hình các bạn nhấn chọn “Dịch vụ thẻ“.
Bước 3: Tiếp tục nhấn vào mục “Truy vấn thông tin thẻ”, sau đó lựa chọn thẻ muốn khóa.
Bước 4: Lựa chọn “bật/khóa thẻ“.
Bước 5: Xác nhận khóa thẻ bằng cách nhập mã OTP mà hệ thống ngân hàng gửi về điện thoại cho bạn.
Bước 6: Cuối cùng, bạn hãy nhấn đồng ý để khóa thẻ thành công.
Đóng tài khoản Agribank qua tổng đài Agribank
Khách hàng cũng có thể xóa tài khoản bằng cách gọi tới tổng đài của Agribank. Thời gian làm việc 24/7, hỗ trợ mọi lúc mọi nơi.
Bước 1: Liên hệ tới tổng đài ngân hàng Agribank với số Hotline: 1900 55 88 18.
Bước 2: Khi tổng đài viên bắt máy, bạn thông báo việc muốn hủy tài khoản.
Bước 3: Cung cấp một số thông tin mà tổng đài yêu cầu và lý do đóng tài khoản.
Bước 4: Tổng đài sẽ xác minh thông tin trên hệ thống và tiến hành xóa tài khoản khi đã xác nhận thông tin bạn cung cấp là đúng.
Xóa tài khoản Agribank tại ngân hàng
Bạn hãy ra chi nhánh, quầy giao dịch ngân hàng Agribank gần nhất để đóng tài khoản. Các bước thực hiện đơn giản như sau:
Bước 1: Mang theo CMND/CCCD và thẻ ATM đến quầy giao dịch Agribank gần nhất.
Bước 2: Gặp nhân viên ngân hàng để thông báo về việc muốn hủy tài khoản ngân hàng.
Bước 3: Cung cấp một số thông tin theo yêu cầu của nhân viên ngân hàng.
Bước 4: Đưa thẻ CMND/CCCD để xác minh thông tin, sau đó nhân viên ngân hàng sẽ xác nhận thông tin trên hệ thống của ngân hàng.
Bước 5: Nếu mọi thông tin bạn cung cấp là đúng, ngân hàng sẽ tiến hành hủy tài khoản cho bạn.
Bước 6: Đưa lại thẻ ATM cho ngân hàng và thanh toán những khoản phí phát sinh (nếu có).
Đóng tài khoản Agribank có mất phí không?
Với ngân hàng Agribank, khi bạn thực hiện việc hủy/đóng/xóa tài khoản ngân hàng khách hàng sẽ được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Trong quá trình đi xóa tài khoản, khách hàng nhớ mang theo thẻ ATM để nộp lại cho ngân hàng. Trường hợp làm mất thẻ, khách hàng sẽ phải thanh toán phí theo quy định.
Một số lưu ý khi xóa tài khoản Agribank
Nhìn chung, việc hủy tài khoản Agribank khá đơn giản, không có gì phức tạp. Tuy nhiên, để không mất nhiều thời gian đóng tài khoản, khách hàng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Trường hợp xóa thẻ tín dụng bạn cần cân nhắc thật kỹ do thủ tục làm thẻ tín dụng khá dài dòng, nhiều yêu cầu. Nếu muốn làm lại, bạn lại phải kê khai lương của mình với nhiều thủ tục.
- Khi hủy thẻ ngân hàng, các bạn nên giao lại thẻ cho phía ngân hàng. Bởi, nếu không giao lại thẻ bạn sẽ phải đóng phí làm mất thẻ ATM.
- Trước khi hủy tài khoản bạn hãy sử dụng hết điểm thưởng trong thẻ để tránh lãng phí.
- Khi muốn hủy tài khoản bạn phải đưa ra một lý do chính đáng để không làm ảnh hưởng tới quá trình dùng thẻ.
Trên đây là cách đóng tài khoản Agribank mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng đó sẽ là chia sẻ hữu ích giúp bạn dễ dàng xóa tài khoản khi không có nhu cầu sử dụng hoặc trong trường hợp khẩn cấp.